ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID – 19

Tên file: -cương-ôn-tập-môn-Ngữ-Văn-khối-9.docx
Tải về

Các em học sinh lớp 9 lên trang web của trường xem ôn tập kiến thức môn Ngữ Văn. Học sinh nên tải về các nội dung để được xem đầy đủ hơn.

Môn Ngữ Văn
NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHO HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1: Có mấy phương châm hội thoại kể ra? Nêu nội dung các phương châm hội thoại? Câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
– Nửa úp nửa mở
– Nói có cách mách có chứng
– Ông nói gà bà nói vịt
– Nói như đắm vào tai
Câu 2: Có mấy nguyên nhân dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại? Hai trường hợp sau vi phạm từ nguyên nhân nào?
a. Tiền bạc chỉ là tiền bạc
b. Bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe.
Câu 3: Xác định phương thức chuyển nghĩa các từ in đậm trong các câu sau:
a. Ngày xuân em hãy còn dài
b. Xót tình máu mủ thay lời nước non.
c. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
d. Chỉ cần trong xe có một trái tim
e.Toàn dân theo chân Bác.
Câu 4: Xác định nghệ thuật tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng?
a. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
b. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
d. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đem sập cửa.
Câu 5: Câu thơ “đầu súng trăng treo” sử dụng nghệ thuật gì? Theo em súng và trăng tượng trưng cho điều gì?
Câu 6: Giọng thơ của bài thơ về tiểu đội xe không kính là gì? Minh họa một khổ thơ cụ thể?
Câu 7: Trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt tác giả nhắc đến hai giai đoạn nào khi tuổi thơ tác giả còn ở bên bà. Theo em, tác giả nhớ giai đoạn nào nhất và không thể nào quên trong kí ức? Vì sao?
Câu 8: Ra đi cũng là câu hát trở về cũng là câu hát. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận gợi lên nhịp sống và không khí lao động của những người ngư dân như thế nào?
Câu 9: Bài thơ “ Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy gợi nhắc cho chúng ta một thái độ sống như thế nào?
Câu 10: Tây đốt nhà ông Hai mà ông Hai vẫn vui . Vì sao? Qua đó cho thấy tâm trạng và suy nghĩ của ông Hai như thế nào về cái làng chợ Dầu của mình?
Câu 11: Vì sao bé Thu luôn cự tuyệt không nhận anh Sáu là ba? Theo em bé Thu có phải là đứa trẻ hư đáng bị chê trách không?
Câu 12: Ngày anh Sáu ra đi, bé Thu đã gọi anh là ba. “Nó ôm ba nó, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. Vết thẹo lúc trước nó rất sợ nhưng vì sao lần này nó lại hôn lấy hôn để vết thẹo ấy? Em hãy giải thích vì sao?
Câu 13: Ngoài anh thanh niên nhân vật trung tâm của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” em hãy kể thêm những nhân vật khác có trong tác phẩm? Theo em đánh giá chung họ là những con người lao động như thế nào?
Câu 14: Tiếng nói văn nghệ chủ yếu phản ánh điều gì? Nó tác động đến hai khía cạnh nào?
Câu 15: Có mấy thành phần biệt lập? Kể ra và nêu nội dung. Theo em thành phần biệt lập phụ chú có gì giống và khác về đặc điểm và chức năng của ba thành phần tình thái- cảm than- gọi đáp?
Câu 16: *Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a. Về văn học, cô ấy rất có năng khiếu.
b. Đối với cháu thì thế là sung sướng.
c. Một mình, anh ấy vẫn bước đi mạnh mẽ trong đêm khuya.
d. Còn chị chị công tác ở đây à?
* Chuyển câu sau đây thành khởi ngữ có trợ từ “ thì”
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b. Tôi đã hiểu nhưng không giải được.
Học sinh ôn lại kiến cách làm bài trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch.
Chúc các em học tốt!

Trả lời